Kinh doanh ‘bánh tuổi thơ

Thứ sáu - 08/08/2014 21:04

Kinh doanh ‘bánh tuổi thơ

Những chiếc bánh dân dã có hình thù bắt mắt làm từ đậu xanh đang tiêu thụ hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày.
Trong một lần nổi hứng đi tìm lại các món ăn vặt dân dã của tuổi thơ ở Sài Gòn, trong đó có món bánh trái cây đậu xanh, hay còn gọi vui là “bánh tuổi thơ”, Nguyễn Trần Hồng Châu, quê ở Tây Ninh không thể tìm nổi một cửa hàng kinh doanh loại bánh này.

Cũng từ cái lần tình cờ ấy, cô gái 26 tuổi tự hỏi tại sao mình không mang món bánh đậm nét truyền thống đến cho các bạn trẻ thưởng thức. Đầu năm 2014, Châu quyết định nghỉ việc ở một công ty chuyên về nhân sự để mở cửa hàng kinh doanh bánh trái cây đậu xanh trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3).

Đây là loại bánh được làm từ bột đậu xanh, mỗi bánh sẽ mang một màu sắc khác nhau với tạo hình theo các loại trái cây như măng cụt, củ dền, xoài, đào…

banh-2-7168-1407377505.jpg

Một cái bánh có giá 4.500 đồng. Ảnh: Thi Hà.

Ban đầu, lượng khách đến với cửa hàng Châu chưa nhiều, nhưng nhờ giới thiệu trên các mạng xã hội, diễn đàn, mọi người biết đến món ăn này nhiều hơn.

“Mặc dù đây là mô hình không mất nhiều vốn đầu tư, chi phí bỏ ra lại xoay vòng nên chỉ cần vài chục triệu đồng là có thể kinh doanh được. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của thị trường không hề đơn giản”, Châu nói.

Theo Châu, người làm bánh phải là nghệ nhân khéo tay, thông thạo và hiểu rõ về món bánh thì một ngày mới làm được cả nghìn cái mà vẫn đảm bảo chất lượng. Cho nên, thay vì mở cơ sở sản xuất tại TP HCM, Châu nhập hàng từ xưởng của gia đình ở Tây Ninh vào mỗi sáng.

“Mặc dù làm bánh này khá ngon, tuy nhiên, một ngày tôi chỉ có thể làm được 150 cái, trong khi đó, một nghệ nhân khéo tay có thể làm được 1.000 cái. Mặt khác, tôi còn có nhiệm vụ nhận đơn hàng và giao cho khách nên toàn bộ quy trình làm bánh đều do 2 nghệ nhận ở quê phụ trách”, Châu bộc bạch.

Để đảm bảo bánh chất lượng và tươi ngon, sáng nào Châu cũng thức dậy sớm để đi nhận hàng. Sau đó, về sắp xếp bánh vào các hộp và trang trí đẹp mắt để giao cho khách.

Nhờ cách giao hàng chu đáo, niềm nở và đúng hẹn, cộng thêm hình thù bánh lạ mắt và tươi ngon nên chỉ sau hơn một tháng kinh doanh, đơn đặt hàng tăng mạnh. Hiện mỗi ngày Châu bán khoảng 900-1.000 bánh trái cây đậu xanh, thậm chí vào dịp lễ có thể lên đến 2.000 cái, giá mỗi cái 4.500 đồng. Một tháng bình quân cô bán được 25.000 cái. Sau khi trừ tất cả chi phí, Châu lãi 30-40 triệu đồng.  

“Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để làm ra những chiếc bánh tươi ngon bắt mắt không hề đơn giản. Các công đoạn làm bánh tương đối vất vả, trong đó, xào nhân bánh là công đoạn khó khăn nhất”, Châu cho hay.

Chia sẻ thêm kinh nghiệm, Châu hướng dẫn, đầu tiên nấu đậu xanh chín vừa, sau đó tán nhuyễn. Tiếp theo là cho đậu xanh và đường vào nồi đảo đến khi đậu xanh khô, cầm lên tay không dính. Nếu xào nhân không khéo, chưa đạt độ ngọt nhất định bánh dễ bị hỏng và chỉ để được tầm một đến 2 ngày. Còn nếu xào nhân quá mềm, rất khó tạo hình bánh. Xào quá khô, tạo hình bánh xong để 2 tiếng bánh sẽ bị nứt.

Sau khi công đoạn xào được hoàn tất, để đậu xanh khô và bắt đầu quy trình tạo hình trái cây theo ý thích, để 2 tiếng cho bánh khô và bắt đầu nhúng tiếp qua thạch rau câu đã chế biến sẵn và tô màu tùy thích. Màu thực phẩm mà Châu sử dụng ở đây là các màu nhập từ Mỹ dùng để trang trí các loại bánh kem, bánh flan.

“Để tạo hình bánh nhanh và đẹp, đòi hỏi nghệ nhân phải có hàng chục năm kinh nghiệm, cho nên dù có vốn nhiều, nguyên liệu tươi ngon nhưng không có nghệ nhân lành nghề thì cũng khó thành công”, Châu nói.

anh-4155-1407377505.jpg

Bánh được tạo hình với nhiều hình thù trái cây khác nhau. Ảnh: Thi Hà.

Bên cạnh đó, theo Châu, ngoài chất lượng sản phẩm, thị trường và khách hàng mục tiêu cũng không kém phần quan trọng. Đối với mô hình này, bên cạnh việc nhắm tới giới trẻ, Châu còn hướng đến các khách hàng trung niên, cao tuổi. Bởi lẽ, vào nhưng dịp lễ, Tết họ thường mua sản phẩm về cúng với số lượng lớn. Còn về thị trường, Châu  nhắm tới các thành phố lớn, nơi chiếm số lượng lớn giới trẻ, thích thưởng thức những món ăn lạ. Do vậy, thời gian tới ngoài việc phát triển ở thị trường TP HCM, Châu sẽ mở một cơ sở sản xuất và chế biến tại Hà Nội.

“Thời gian đầu tôi cũng đã từng phân phối hàng cho khu vực miền Bắc, và thấy người tiêu dùng rất ưa chuộng loại bánh này. Tuy nhiên, vì vận chuyển bằng đường hàng không nên chi phí đội lên gấp 3 lần so với bình thường, buộc tôi phải ngưng cung cấp. Tương lai, nếu chuẩn bị được nhân lực, tôi sẽ mở một cở sở tại Hà Nội để mang hương vị truyền thống đến với mảnh đất thủ đô”, Châu chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

---TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI ?---

CÔNG TY SẢN XUẤT MÁY ÉP MÍA TRỰC TIẾP
 
1. Xưởng sản xuất trực tiếp không phải công ty bán buôn
2. Máy móc hiện đại các sản phẩm chuẩn chỉnh thuận tiện cho sửa chữa bảo hành
3. Bảo hành nhanh nhất, linh kiện thay thế nhanh
4. Quý khách hàng xem sản phẩm tại xưởng sản xuất
5. Có nhiều chương trình quà tặng hấp dẫn
6. Vận chuyển miễn phí
7. Nhân viên nhiệt tình thân thiện

Với kinh nghiệm 15 năm trong sản xuất máy ép mía, chúng tôi luôn tìm hiểu để phát triển các dòng máy mới để tối ưu sự thuận tiện, an toàn nhưng mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho khách hàng.

=== TRÂN TRỌNG PHỤC VỤ ===

XƯỞNG SẢN XUẤT MÁY ÉP MÍA NEWTECH

Trụ sở: C2/7 Võ Văn Vân, Ấp 3, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh. TP HCM
Xưởng: C2/7 Võ Văn Vân, Ấp 3, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh. TP HCM 
Hotline: 0865.729.068 Mr Thành - Kỹ thuật: 0909.757.296
Email: newtechvietnam2022@gmail.com
Website: www.newtechvietnam.vn

Chúng tôi sẽ cung cấp mọi thông tin và tư vấn tận tình cho Quý khách
may in lụa tròn, máy in lụa phẳng, bàn chụp uv, băng tải máy in lụa
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?